
Gamification là gì?
views
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng chơi game dưới nhiều hình thức khác nhau, trên thực tế người ta đã nhìn thấy những lợi ích của trò chơi và tìm cách ứng dụng nó vào các hoạt động kinh doanh, vận hành doanh nghiệp hoặc tiếp thị quảng cáo. Chiến lược này còn được gọi là Gamification (trò chơi hóa).
Gamification là gì?
Chính là việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, sự tiến triển, thành quả đạt được,… vào các hoạt động như tiếp thị, giáo dục hoặc quản trị, giúp cho đối tượng tham gia cảm thấy thú vị, thu hút từ đó giúp tăng khả năng tương tác.
(*) Hiểu lầm 1: Chiến lược “trò chơi hóa” (gamification) chỉ ứng dụng trong tiếp thị (marketing)?*
Gamification có thể ứng dụng thành phần trò chơi vào các lĩnh vực như: marketing, truyền thông, thiết kế, văn hóa doanh nghiệp hay phát triển phần mềm.
Trong marketing, áp dụng chiến lược gamification khuyến khích sự tham gia của người dùng, được xem là một công cụ với nhiều ý tưởng sáng tạo tạo điều kiện giúp doanh nghiệp xây dựng ưu thế cạnh tranh khác biệt và độc đáo từ đó xây dựng được niềm tin và trung thành từ phía khách hàng tới doanh nghiệp.
Nghiên cứu
Tại sao con người chúng ta trông vui vẻ hơn khi chơi game?
Có 2 lý do chính cho việc chúng ta yêu thích làm 1 việc nào đó:
- Sự hứng thú & quan tâm
- Nhận được những “phản hồi tích cực” (positive feedback): Điều gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi nhận được thành quả sau khi làm một việc gì đó.
Lấy ví dụ nhé!
- Bạn có bao giờ để ý và thắc mắc rằng tại sao rất nhiều người chúng ta thích cắn hạt dưa, và một khi đã cắn thì rất khó để dừng lại?
- Bởi vì cắn hạt là một quá trình liên tục mang lại cho chúng ta những phản hồi tích cực. Mỗi lần nhận được phản hồi tích cực chỉ cách nhau vài giây nên nhiều người thích cắn hạt dưa.
- Vậy tại sao hầu hết chúng ta lại ghét học?
- Vì về cơ bản, học hỏi nghiên cứu là một quá trình lâu dài, việc nhận được phản hồi cần rất nhiều thời gian. Hơn nữa, quá trình đó không chắc chắn lắm. Bạn không thể chắc chắn rằng, sau khi làm hết bài tập đó và sau đó bạn đi thi, bạn sẽ ngay lập tức đạt điểm cao.
- Nhưng bây giờ hãy thử đi, giả sử cô giáo nói rằng sau khi làm hết những bài tập đó, kết quả của mọi người sẽ tăng 20 điểm cho kỳ thi sau. Tôi khá chắc rằng nhiều người sẽ thích học hơn. → bây giờ bạn đã hình dung ra được “gamification” được ứng dụng ở đây như thế nào rõ ràng hơn rồi đúng không?
Ngoài ra, các khảo sát còn đưa ra ba tâm lý chính của con người:
- Ai cũng muốn được thưởng: Khuyến khích người chơi “săn” phần thưởng khi sử dụng mang lại lợi ích cả 2 bên (người chơi & doanh nghiệp).
- Đố kỵ, ghen tỵ: Con người luôn ghen tỵ những thứ xung quanh. Cái mình đạt được mà người khác không đạt được thì càng thích thú. Thích thú khi đạt được thứ mà mình đạt được người khác không đạt được, tận hưởng niềm vui chiến thắng. Ví dụ: Chơi gamification trúng voucher giảm giá 50%, đem voucher 20% đi mua hàng.
- Thể hiện bản thân phải chiến thắng: Con người luôn muốn chinh phục chiến thắng mọi thứ. Khi chơi game chưa nhận được phần thưởng cao nhất, họ sẽ làm mọi thứ để chinh phục thứ họ muốn. Ví dụ: phải chia sẻ cho bạn bè mới được chơi tiếp, mầm mống chiến dịch lan truyền viral từ đây.
Từ đó, chúng ta có cơ sở để tin rằng nếu biết cách vận dụng Gamification đúng, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.
Mục đích của Gamification
(*) Hiểu lầm 2: phải tạo ra trò chơi thì mới được gọi là “trò chơi hóa” (gamification)?*
Điểm khác biệt rõ ràng nhất chúng ta nhận thấy giữa game thông thường và Gamification là nội dung.
Game sử dụng nội dung riêng biệt, không có tính liên kết với thương hiệu chỉ mang tính giải trí, Gamification sẽ sử dụng những nội dung có sẵn có trong doanh nghiệp, thương hiệu (content, quà tặng, voucher…) từ đó khai thác theo nhiều định hướng khác nhau trong marketing để tạo ra những phần thưởng, luật chơi giúp đạt được mục tiêu đề ra như: nhân viên, KPI, khách hàng, lợi nhuận,…
- Gắn kết người dùng
- Gián tiếp khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn với các ứng dụng
- Tạo ra động lực giúp kích thích mọi người tham gia vào các hoạt động thông qua tâm lý học hành vi.
- Tạo ra thị trường cùng nhiều tiêu chí cạnh tranh, thu hút người dùng cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Ưu & nhược điểm của gamification
Ưu điểm
- Gamification làm tăng sự tham gia của khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng và đối tác. Việc tặng thưởng cho họ (không nhất thiết phải là hiện vật, nó cũng có thể là sự công nhận hoặc thậm chí là những nội dung có giá trị) có thể làm tăng lòng trung thành và cảm giác tích cực của họ đối với doanh nghiệp.
- Gamification nói lên ý thức về thành tích và sự cạnh tranh của mọi người. Mọi người muốn được chú ý và nhận phần thưởng. Việc thực hiện trò chơi tốt hơn so với các đồng nghiệp hoặc những người tiêu dùng khác sẽ để lại cho họ một cảm giác thành tích – khiến họ thỏa mãn.
- Nó sẽ giúp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp xác định lẫn nhau. Có các công cụ gamification có thể giúp doanh nghiệp phân khúc khách hàng tiềm năng của mình, từ đó có thể đưa ra những đề xuất mang tính cá nhân được yêu thích hơn.
Nhược điểm
- Gamification đôi khi có thể được áp dụng theo những cách chung chung. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng bằng việc thêm bảng xếp hạng và huy hiệu vào một số quy trình, họ đã tạo ra một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, Gamification còn hơn thế nữa, doanh nghiệp cần cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh để tạo nên một chiến dịch Gamification thành công.
- Việc ép buộc tham gia vào quá trình Gamification sẽ không cần thiết bởi khi đó niềm vui, sự cạnh tranh giữa nhân viên hoặc người tiêu dùng sẽ không có, khiến họ nản chí mà không muốn tiếp tục.
- Trò chơi tại nơi làm việc có thể trở nên tẻ nhạt và khó tạo động lực cho người chơi. Đây là một thách thức cho các nhà phát triển để giữ cho các trò chơi luôn đổi mới, vui vẻ và tạo động lực.
Gamification trong marketing
Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi
Thông thường, khi mức độ tương tác tăng lên thì tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù vậy, điều này không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy, nhưng bằng việc sử dụng gamification marketing thì điều này có khả năng xảy ra lớn hơn.
Nguyên nhân là do gamification marketing có khả năng truyền tải thông điệp vô cùng tự nhiên, và gần gũi, không mang lại cho khách hàng cảm giác bị gượng ép, bắt buộc.
Qua đó, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhớ về thông điệp hơn, và đem lại cho họ những cảm xúc tích cực. Khi đó, việc chuyển thành hành động là điều sớm muộn.
Tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Có thể thấy, chi phí bỏ ra để kiếm một khách hàng mới là cao hơn rất nhiều với chi phí giữ chân một khách hàng. Do đó, đối với các thương hiệu việc giữ chân khách hàng hiện tại và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều đặc biệt quan trọng.
Gamification trong quản trị
Trong quản trị, các hoạt động trò chơi hóa có thể giúp gắn kết tinh thần nội bộ hay giúp nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ. Bằng cách thiết kế trò chơi có tính mật thiết tới quá trình làm việc, tương tác, nhân viên sẽ có thêm động lực hoàn thành công việc với hiệu suất cao.
Trong một khảo sát về hoạt động game hóa, cụ thể trong quá trình vận hành và đào tạo đã cho ra kết quả như sau:
- 87% nhân sự tham gia khảo sát cho rằng các hoạt động game hóa tại nơi làm việc sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
- 80% nhân sự nhận thấy việc học dựa trên trò chơi hấp dẫn hơn so với đào tạo truyền thống.
- Gamification giúp tăng 60% sự tham gia của nhân viên và 50% năng suất.
Gamification trong UI/UX của ứng dụng / website
Gia tăng tương tác của người dùng với thương hiệu
Bằng một trò chơi hấp dẫn trên website, bạn sẽ dễ dàng níu chân mọi người ở lại trang và thôi thúc họ chia sẻ tới bạn bè của mình. Từ đó, giúp nâng cao lượt truy cập cho website.
Hoạt động này không chỉ giúp tăng mức độ uy tín của trang web trong mắt Google, mà còn có tác động rất tốt cho hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho doanh nghiệp.
Dễ dàng đo lường hiệu quả
Trò chơi được tạo ra bởi thương hiệu, do đó mọi phần thưởng hay các quyết định đều nằm trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi một bên nào khác.
Doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát và đo lường hiệu quả chiến dịch như số người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia, v.v.
Thu thập thông tin khách hàng
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà mọi người quan tâm đến quyền riêng tư của mình nhiều hơn. Việc thu thập thông tin khách hàng như tính cách, sở thích & hành vi trở nên càng ngày càng khó khăn hơn, đây là lúc Gamification đến để giúp đỡ!
Thu thập thông tin hành vi khách hàng: Thông qua gamification marketing, thương hiệu có thể thấy được những tương tác của khách hàng với trò chơi. Qua đó, biết được sở thích của họ, họ không thích gì, loại phiếu giảm giá nào được họ quan tâm nhất, v.v.
Tất cả các dữ liệu về hành vi của khách hàng đều được ghi lại và có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc thành công của các chiến dịch marketing trong tương lai.
Thu thập thông tin cá nhân của khách hàng: Từ xưa đến nay, việc thu thập hay xin thông tin cá nhân của khách hàng luôn là vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất. Tuy nhiên, bằng việc sử gamification marketing có thể khiến khách hàng để lại thông tin của mình một cách tình nguyện và vui vẻ.
Ví dụ điển hình khi ứng dụng Gamification
Để thúc đẩy hành vi người dùng và sự tương tác của họ, Gamification chính là một công cụ không thể thiếu để thực hiện điều này. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như là:
- Facebook: Huy hiệu fan cứng, highlight story, tạo avatar cá nhân,...
- Starbucks: Lên cấp thứ hạng, tặng thưởng
- Momo: Trao đổi và sưu tầm vật phẩm, chương trình đăng nhập hàng ngày để tích điểm nhận quà, lắc thẻ xăm,,...
- Shopee: Tích lũy xu khi đăng nhập để đổi quà, vòng quay may mắn, săn deal, flash sale,...
Có thể thấy rằng, Gamification là một khái niệm quen thuộc được nhiều doanh nghiệp nắm bắt. Với độ phủ sóng rộng rãi trên thị trường, bạn có thể ứng dụng khắp mọi nơi và trong mọi lĩnh vực xung quanh cuộc sống.
Kết luận
Trong thời đại 4.0, chiến lược gamification ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn bao giờ hết vì những lợi ích tuyệt vời mà cách thức này mang lại.
Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức Gamification và mở ra những ý tưởng ứng dụng thực tế.
Tại TOP Group, tụi mình đã áp dụng chiến lược này cho các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng, mang đến những thành công hiệu quả, thậm chí trong giao diện trải nghiệm người dùng của ứng dụng mà tụi mình đã xây dựng cho khách hàng.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, tụi mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com
Trending Post
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.