Hiểu về Performance Marketing: Cách triển khai chiến lược quảng cáo để tăng doanh số
views
Trước đây, doanh nghiệp phải chi trả rất nhiều tiền cho quảng cáo đăng trên tivi, banner, tạp chí mà không chắc chắn về kết quả thu và số liệu đo lường sau mỗi chiến dịch. Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn nhằm giúp giảm chi phí và tăng ROI. Trong đó, phải kể đến Performance Marketing.
Performance Marketing là một trong các phương pháp tiếp thị mới và hữu hiệu nhất, được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra kết quả cụ thể và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Performance Marketing là gì? Và cách nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo của họ.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing (tiếp thị dựa vào hiệu suất) là một hình thức tiếp thị thuộc Digital Marketing, hướng vào việc tạo ra các kết quả cụ thể và đo lường được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Điều này có nghĩa các nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho publisher khi họ hoàn thành được kết quả được đề ra.
Kết quả ở đây là bất kỳ hành động nào có thể đo lường được, chẳng hạn như tạo ra các leads (khách hàng tiềm năng), lượng truy cập, đăng ký, mua hàng, tải xuống,... Nói cách khác, đây là marketing dựa trên “những con số” đạt được.
Cách hình thức đo lường của Performance Marketing
Cost Per Impression (CPM)
Là chi phí chi trả cho 1000 lượt quảng cáo hiển thị. Chi phí cho hình thức quảng cáo này thường khá thấp do tỷ lệ chuyển đổi không cao.
Cost Per Click (CPC)
Là chi phí trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là tăng traffic cho website thì nên cân nhắc loại hình quảng cáo này.
Cost Per Engagement (CPE)
Là chi phí được trả cho mỗi tương tác và thường được đo bằng số lượng bình luận, like, share..
Cost Per Leads (CPL)
Là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng, nghĩa là khi ai đó thực hiện hành động điền thông tin họ tên, số điện thoại, email,.. qua biển mẫu để nhận lại các giá trị bạn cung cấp thông qua quảng cáo. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi họ và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Cost Per Sales (CPS)
Là chi phí cho mỗi đơn hàng thực hiện được, nghĩa là nhà quảng cáo chỉ thanh toán sau khi có khách hàng đặt hàng thành công và đã nhận được tiền COD hoặc chuyển khoản.
CPS thường có giá rất cao so với CPM, CPC. Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là bán được hàng thì CPS chính là một giải pháp hữu hiệu nhất.
Các bước triển khai chiến dịch Performance Marketing
Thực tế, có rất nhiều loại kênh và chiến dịch Performance Marketing khác nhau. Tùy thuộc vào đặc thù ngành, ngân sách, mục tiêu đề ra mà các nhà tiếp thị có thể lựa chọn kênh và tinh chỉnh chiến lược sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Tuy nhiên, cần tuân theo các bước chính sau đây khi xây dựng chiến dịch Performance Marketing cho bất kỳ loại và cho bất kỳ đối tượng.
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Trước khi triển khai chiến dịch nào đó, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch, và đảm bảo các chiến lược thực thi phải đi theo lộ trình mà các mục tiêu đề ra.
Một số mục tiêu phổ biến trong chiến dịch Performance Marketing:
- Tăng nhận thức về thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập trang web
- Tiếp thị lại hoặc đặt lại mục tiêu
- Tạo khách hàng tiềm năng
- Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Một chiến dịch ngắn hạn chỉ nên có một mục tiêu duy nhất!
Bước 2: Chọn kênh
Trong Performance Marketing, nên đa dạng hóa các kênh sử dụng, thay vì chỉ tập trung vào một kênh. Điều này giúp tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mở rộng cơ hội thành công. Do đó, cần tìm các kênh chuyên về loại chuyển đổi và nơi có nhiều khả năng tìm thấy đối tượng mục tiêu của mình nhất.
Bước 3: Chuẩn bị nội dung cho chiến dịch
Tùy thuộc vào kênh Performance Marketing bạn chọn, mà sẽ cần xây dựng những nội dung khác nhau để thu hút người xem. Nó có thể là một bài viết trên website, hay một banner thiết kế cho display ads, hoặc một mẫu quảng cáo search dẫn về landing page.
Bước 4: Liên tục theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch
Bạn có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch Performance Marketing bằng cách phân tích dữ liệu đổ về, ví dụ như lưu lượng truy cập, tỉ lệ chuyển đổi, doanh số theo từng kênh để tối ưu phù hợp nhất. Xác định kênh hiệu quả hay kém hiệu quả để quyết định tăng hay giảm ngân sách.
Các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch bao gồm:
- ROI – Lợi nhuận có được từ đầu tư
- CPW – Chi phí cho từng đơn hàng
- CPL – Chi phí cho từng khách hàng tiềm năng
- Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi
- Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần
- Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời
Bước 5: Đánh giá và xoay vòng
Vào cuối chiến dịch, hãy xem lại hiệu quả so với mục tiêu ban đầu và tìm các phương án mới để tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing của bạn.
Lợi ích của Performance Marketing mang lại cho doanh nghiệp
Với sự phát triển đầy hứa hẹn của Digital Marketing, việc sử dụng các kênh Performance Marketing có thể giúp mở rộng quy mô quảng cáo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không phải chi quá nhiều tiền.
Performance Marketing là cách tiếp thị sáng tạo và hữu hiệu để đa dạng hóa đối tượng mục tiêu và mở rộng phạm vi tiếp cận; đồng thời thu thập dữ liệu có giá trị.
Ngoài ra, Performance Marketing hoàn toàn có thể theo dõi, giám sát, đo lường chi tiết và minh bạch. Bạn chỉ chi tiền khi một hành động mong muốn diễn ra. Vì vậy, rủi ro thấp hơn, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn.
KẾT
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến Performance Marketing là gì? Các bước triển khai chiến dịch Performance Marketing? Nếu doanh nghiệp của bạn muốn triển khai chiến dịch tiếp thị hiệu suất nhằm tối ưu doanh thu, cắt giảm chi phí cho quảng cáo, hãy liên hệ ngay với TOP Group để được tư vấn và hỗ trợ.
1693 views
Trending Post
Categories
Tags
Subscribe Newsletter
Sign up for our newsletter to hear whenever we have some cool news. We say NO SPAM.